Thị trường tài chính hiện nay đang là kênh đầu tư khá hot đối với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế, thu hút đông đảo nhiều trader muốn tham gia vào thị trường này. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất của trader và biết chính xác mình thuộc loại trader nào, hơn nữa để trở thành trader chuyên nghiệp lại là điều khó khăn hơn. Bài viết hôm nay sẽ giải thích rõ trader là gì? Đặc biệt là các bước để trở thành trader chuyên nghiệp? Hãy cùng theo dõi bạn nhé!

Trader là gì?
Trader là thuật ngữ chỉ những cá nhân thực hiện giao dịch mua và bán các tài sản trên thị trường tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, vàng, dầu, tiền điện tử,… với mục đích thu lợi nhuận từ việc hưởng chênh lệch khi mua đi bán lại các tài sản đó.
Trader có thể hoạt động trên thị trường tài chính phục vụ cho nhu cầu của bản thân hoặc một cá nhân, tổ chức khác.
- Khi trader hoạt động phục vụ cho nhu cầu bản thân: họ sử dụng vốn của mình để thực hiện giao dịch, quản lý các chiến lược một cách tự do mà không bị kiểm soát. Tất nhiên, trader sẽ tự gánh chịu và chấp nhận rủi ro hoặc hưởng lợi nhuận sau giao dịch đó và trả hoa hồng cho nhà môi giới (broker).
- Khi trader hoạt động phục vụ cho nhu cầu của cá nhân, tổ chức khác: họ sử dụng vốn của cá nhân, tổ chức đó để thực hiện giao dịch và bị quản lý, giám sát chặt chẽ hơn. Mọi rủi ro và lợi nhuận trader sẽ không chịu trách nhiệm hoàn toàn mà chỉ được chia lại một phần hoặc hưởng tiền “hoa hồng” cố định từ bên “ủy thác” cho giao dịch.
Trader được phân loại như thế nào?
Nếu ở đại học, cùng là sinh viên, nhưng sẽ được phân loại thành sinh viên ngành Y, ngành Marketing, ngành Kế toán, ngành Luật,… thì trader cũng được phân loại như vậy và dựa trên những bối cảnh khác nhau.
Phân loại trader theo thị trường giao dịch
- Forex trader: trader hoạt động trên thị trường ngoại hối
- Stock trader: trader hoạt động trên thị trường chứng khoán
- Crypto trader: trader hoạt động trên thị trường tiền điện tử
- Commodity trader: trader hoạt động trên thị trường hàng hóa
Trong các thị trường kể trên, trader còn có thể được phân chia dựa trên tài sản được giao dịch chính. Ví dụ: trader thường giao dịch vàng trên thị trường ngoại hối sẽ gọi là gold trader, hay trader chuyên giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường chứng khoán gọi là futures trader,…
Phân loại trader theo nhu cầu hoạt động
- Trader hoạt động theo nhu cầu chính bản thân
- Trader hoạt động theo nhu cầu của cá nhân, tổ chức nào đó
Phân loại trader theo hướng phân tích
- Trader giao dịch theo hướng phân tích kỹ thuật: sử dụng các công cụ và chỉ báo, các mô hình nến tăng giảm, mô hình giá,… để chỉ ra xu hướng thị trường và quyết định chiến lược giao dịch.
- Trader giao dịch theo hướng phân tích cơ bản: sử dụng lịch kinh tế, tin tức – sự kiện mang tính chính trị của một quốc gia để phát hiện tín hiệu thị trường và quyết định chiến lược giao dịch.
Phân loại trader theo hình thức giao dịch
- Copy trader: là những trader thực hiện sao chép lệnh của các master và trả lại khoản phí cho việc sao chép đó.
- Auto trader: là những trader không trực tiếp thực thi lệnh mà sẽ sử dụng thuật toán bằng robot giao dịch tự động (EAs), hay các tín hiệu giao dịch tự động. Khi biến động thị trường khớp với các thuật toán đó thì lệnh sẽ tự động được kích hoạt hoặc kết thúc.
- Handle trader: là những trader trực tiếp thực thi lệnh bằng cách thủ công, nghĩa là họ sẽ mở/đóng lệnh bằng tay mà không dùng bất cứ cài đặt có sẵn nào.
Phân loại trader theo thời gian mở vị thế
Đây là cách phân loại thường gặp nhất và hình thành nên phong cách giao dịch của từng trader trong forex.
- Scalping trader: hay trader giao dịch lướt sóng – mở lệnh và giữ chỉ trong thời gian ngắn khoảng vài phút và đóng lệnh trong ngày.
- Day trader: hay trader giữ lệnh trong ngày – khoảng vài tiếng sau đó đóng lệnh, chứ không để lệnh qua đêm.
- Swing trader: hay trader trung hạn – họ thường không quan tâm đến các biến động ngắn hạn, thường giữ lệnh vài ngày đến vài tuần.
- Position trader: hay trader dài hạn – họ có thời gian giữ vị thế lâu nhất, từ vài tháng trở lên và gần như giống với xu hướng investor.
So sánh trader và investor
Trader và investor là hai thuật ngữ dễ bị nhầm lẫn bởi đó cùng chỉ những nhà đầu tư, nhưng xét kỹ về trường phái giao dịch thì họ khác nhau hoàn toàn.
- Trader: chỉ những nhà đầu tư trong thời gian ngắn, từ vài phút, vài tiếng, vài tuần hay vài tháng trở lên, họ hưởng lợi nhuận từ sự chênh lệch của việc mua đi bán lại một hay nhiều loại tài sản từ sự biến động ngắn hạn trên thị trường.
- Investor: chỉ những nhà đầu tư dài hạn, tài sản mà investor nắm giữ nhiều hơn trader và họ cũng không quan tâm đến các xu hướng biến động ngắn hạn mà tập trung nhiều hơn vào các nguyên tắc giao dịch cơ bản.
Cơ hội và thách thức của trader

Cơ hội
Có thể kiếm được tiền
Nếu là nhân viên hành chính, bạn chỉ có thể kiếm được nguồn thu nhập cố định trong một khoảng nào đó tùy vào cấp độ mỗi người. Nhưng với công việc trader, bạn hoàn toàn có thể nhân con số đó lên gấp nhiều lần. Từ việc đầu tư ngắn hạn cho đến đầu tư dài hạn, góp gió thành bão để mở rộng cơ hội hưởng chênh lệch lớn hơn, đặc biệt trên thị trường forex, bạn còn có thể có lợi nhuận bất chấp thị trường tăng hay giảm nếu biết giao dịch đúng cách.
Không cần vốn quá nhiều
Nghề trader khi đầu tư vào thị trường tài chính không giống như đầu tư bất động sản đòi hỏi bạn phải có vốn hóa hàng tỷ đồng. Nếu mới vào nghề trader, vốn của bạn chỉ cần bắt đầu từ 100.000 VND vẫn có thể tham gia đầu tư. Hơn nữa, sau khi nghề trader của bạn cứng hơn, bạn sẽ thuần thục hơn với công cụ đòn bẩy giúp bạn nhân số vốn đầu tư lên rất nhiều lần.
Trader là nghề tự do, linh động được
Không giống nhân viên hành chính, bạn không cần phải dành 8 tiếng của mình mỗi ngày cho tổ chức nào đó, trader có thể tự do bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu chỉ cần cho chiếc điện thoại hoặc laptop có kết nối internet. Hơn nữa, bạn không còn phải nghe theo những cái “chỉ tay năm ngón” từ cấp trên mà có thể tự do trading theo chiến lược của mình, nếu giao dịch thông minh bạn có thể đạt đến cảnh giới là người tự do về tài chính.
Chi phí cho nghề trader thấp
Để trở thành một bác sĩ, kế toán viên, giáo viên,… bạn phải tốn chi phí đào tạo, chi phí học đại học, cao học,… lên đến cả trăm triệu. Nhưng để trở thành trader thực thụ, bạn chỉ cần đầu tư vào các khóa học tài chính có chi phí thấp hơn rất rất nhiều, hoặc học hỏi kinh nghiệm của những chuyên gia đi trước. Và quan trọng nhất, điểm cốt lõi để trở thành trader vẫn là kỹ năng và sự nỗ lực của chính bản thân người làm trader.
Giúp trader trau dồi kiến thức
Nghề trader yêu cầu bạn phải thường xuyên cập nhật các tin tức, xu hướng, biến động thị trường, nghiên cứu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên các quốc gia về các hoạt động sản xuất kinh doanh hay sự kiện về doanh nghiệp nào đó,… Kể cả khi sau này bạn chuyển hướng, những tin tức đó cũng phục vụ được cho công việc của bạn.
Thách thức
Khó khăn nhất của nghề trader chính là chấp nhận rủi ro tài chính. Đã quyết định trở thành trader, hãy chắc chắn bạn không phải là người ưa thích sự an toàn, vì mong muốn lợi nhuận cao sẽ luôn đi kèm với rủi ro hao hụt nguồn vốn cũng cao.
Với những công việc nhân viên hành chính đã được kể trên, nếu bạn làm không tốt hoặc làm sai, có thể bạn sẽ bị trừ vào tiền lương tháng của mình. Nhưng với nghề trader, nếu đi sai hướng thì bạn sẽ gánh chịu rủi ro mất tiền, không nhiều thì ít. Và rủi ro sẽ đến từ các khía cạnh như:
- Nhận định, phân tích sai xu hướng thị trường
- Chọn nhầm broker lừa đảo hoặc các dịch vụ ủy thác đầu tư forex
- Bị cám dỗ bởi quy luật thua phải gỡ, thắng kiếm thêm
5 bước để trở thành trader chuyên nghiệp?
Với những cá nhân xem nghề trader là nghề tay phải đem lại nguồn thu nhập chính thì đây là vấn đề mà họ quan tâm nhiều nhất.
Để trở thành trader chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và nhanh chóng đạt đến mục tiêu tự do tài chính, trader cần nắm rõ các bước sau:
Gạt bỏ tư duy làm trader nhanh giàu
Nghề trader không phải thích là làm được, cho nên đây là nguyên tắc trọng yếu đầu tiên trader phải ghim vào nghề. Hãy ngừng kỳ vọng vào việc kiếm lợi nhuận thật nhanh mà hãy tìm cách hạn chế rủi ro nhiều nhất có thể, đặc biệt hướng đến những tiêu chí sau:
- Nghề trader không giúp bạn giàu lên dễ dàng
- Nghề trader không có công thức bảo đảm thành công như trong toán học
- Nghề trader chỉ đem lại hiệu quả tốt cho những ai nỗ lực, biết nghiên cứu, tìm tòi, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm
Đầu tư kiến thức
Như đã nói trên, để có lợi nhuận thì hãy tìm cách hạn chế tối thiểu rủi ro xảy ra, bằng cách đầu tư vào kiến thức rất rất nhiều, vì đây là yếu tố tiên quyết dù bạn đang ở bất kỳ cấp độ trader nào, thì việc đầu tư kiến thức chưa bao giờ là đủ cả.
Để trở thành trader chuyên nghiệp, trader nên đầu tư những kiến thức như kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng phân tích, kỹ năng quản lý vốn và rủi ro,…
Xây dựng kế hoạch giao dịch thông minh
Việc xây dựng kế hoạch giao dịch tương tự như xây dựng “thời gian biểu” của trader vậy. Nghĩa là việc hoạch định một kế hoạch cụ thể giúp bạn không bị lầm đường lạc lối, đi đúng hướng với thị trường và hơn nữa là những chiến lược nhạy bén để phản ứng khi thị trường bất ngờ “trở mặt”.
Nếu không có kế hoạch cụ thể, trader dễ bị rơi vào tình trạng trading theo cảm hứng, lúc thì giao dịch khối lượng nhiều, khi thì giao dịch khối lượng thấp, vừa mới “sell” rồi có lẽ giờ nên “buy”,… Vô vàn những giao dịch không nằm trong kế hoạch là nguyên nhân thất bại của hầu hết các trader khi tham gia vào thị trường này.
Vì vậy, để hoạch định kế hoạch giao dịch hiệu quả, trước tiên trader phải định hình được phong cách giao dịch của mình. Bằng cách nào?
- Xác định mục tiêu tài chính của bản thân
- Xác định thời gian dành cho công việc trading
- Xác định mức độ chấp nhận rủi ro
Sau khi biết được phong cách giao dịch, bạn lựa chọn chiến lược giao dịch càng cụ thể, càng chi tiết càng tốt, và đừng quên đặt nút stop loss (cắt lỗ) trong giao dịch. Tiếp đến là trang bị kế hoạch quản lý vốn và quản lý rủi ro thật nhạy bén bạn nhé.
Luôn có nguyên tắc trong nghề trader
Khi làm nghề trader, bạn phải luôn kỷ luật với bản thân trước những nguyên tắc của việc trading như luôn đặt nút cắt lỗ, không trade quá 1% số dư tài khoản hiện có, cân nhắc lại chiến lược giao dịch nếu có 3 lệnh thua lỗ liên tiếp.
Giữ vững tâm lý và chịu áp lực trước rủi ro
Tâm lý của trader cũng là nguyên nhân dẫn đến các lệnh mở bị ảnh hưởng. Bởi khi trader thua lỗ, họ bị áp lực bởi tiếng nói gỡ lại những gì đã mất và đưa ra những quyết định sai lầm, còn nếu thắng trận họ lại phấn khích bởi việc tìm kiếm lợi nhuận mà đánh cược tất cả nguồn vốn. Mà cả hai điều này đều khiến các nhà đầu tư bị rơi vào trạng thái cám dỗ của nghề trader.
Chính vì thế, nguyên tắc này rèn luyện trader phải biết kiểm soát cảm xúc của chính mình, điều chỉnh giao dịch sao cho phù hợp. Đặc biệt, trader cần phải học tính kiên nhẫn và kiên trì để phát huy công suất mỗi khi cần thiết, giúp trader không bị chán nản dẫn đến bỏ cuộc khi thua lỗ mà sẽ tiếp tục trau dồi kiến thức, kỹ năng, xem đó là bài học kinh nghiệm để theo đuổi nghề trader với mong muốn trở thành trader chuyên nghiệp
Lời kết
Hy vọng với những chia sẻ trên từ Kiến Thức Forex, bạn đã hiểu hơn và cân nhắc việc có nên trở thành trader hay không. Ngoài ra, nếu đã có quyết định trở thành trader thì bạn đã nắm rõ các bước trở thành trader chuyên nghiệp. Chúc bạn thành công với những bước tiến mới của mình nhé!