Mọi dữ liệu được lưu trên kho dữ liệu khổng lồ của Internet đều được đánh dấu bằng các địa chỉ riêng. Địa chỉ này được gọi là đường link, mỗi đường link đều có sự ảnh hưởng lớn đến website của nó. Để quản lý các link một cách hệ thống và chặt chẽ, người ta đã cho ra đời khái niệm url, hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm này và ảnh hưởng của nó trong Seo và backlink nhé.

Url là gì?
Url được hiểu đơn giản là đường dẫn của địa chỉ tham chiếu nguồn gốc thông tin trên Internet, và cách viết tắt rút ngắn từ cụm từ Uniform Resource Locator. Bởi vì tất cả thông tin xuất hiện trên mạng Internet đều có nguồn, và url chính là đường dẫn của dữ liệu đó, để mọi người biết nguồn gốc của thông tin đó là từ bài đăng hay website nào. Từ đó cũng dễ dàng truyền dẫn và chia sẻ thông tin với bạn bè thông qua đường dẫn url đó.
Cấu trúc của url có những phần nào?
Mỗi người làm web sẽ có cách đặt tên url theo mục đích và nguyên tắc riêng của mình. Nhưng về cơ bản, url sẽ có cấu trúc gồm các hai phần chính là Giao thức kết nối (Schema) và Nhà cung cấp (Authority).
Giao thức kết nối trong Url
Schema, hay còn gọi là giao thức truyền tải, được đặt ở vị trí trước dấu hai chấm của đường dẫn. Hiện nay, các giao thức trên Internet được chia làm ba loại:
- HTTP: Dạng giao thức truyền tải siêu văn bản, là giao thức cơ bản nhất của các website hiện có, dùng khi xác định hành động nhất định trên trang web hay máy chủ nào đó để thực hiện những lệnh được chỉ định.
- HTTPS: Giao thức an toàn dành cho giao thức được mã hóa, có tính bảo mật cao, đảm bảo được việc truyền tin an toàn trên mạng Internet.
- FPT: Giao thức truyền tệp tin, dạng giao thức này được chuyên dùng để truyền tải các tệp tin trên Internet.
Nhà cung cấp của url
Đây là phần nối liền ngay sau Schema trên mỗi url, chúng được ngăn cách với nhau bởi dấu hai chấm và hai dấu gạch chéo. Các thành phần trong Authority gồm có:
- Top – Level Domain: Hay còn gọi là tên miền cấp cao nhất, người ta thường mã hóa tên miền này theo những cách đơn giản và dễ nhớ nhất. Hệ thống tên miền được phân cấp rõ ràng, trong đó các domain như .com, .gov, .net được đánh giá là tên miền cao cấp và được sử dụng phổ biến nhất. Hay còn có các tên miền đặt theo tên quốc gia như .vn (Việt Nam), .uk (Anh), .us (Mỹ),… cũng rất quen thuộc. Ngoài ra còn có các tên miền ít phổ biến hơn như: .club, .xyz,…
- Subdomain (Tên miền phụ): Subdomain đứng trước tên miền. Ví dụ với url www.example.com thì “www” là tên miền phụ của “example”, còn “example” là tên miền phụ của domain “.com”

Ngoài ram, Authority của url còn có thể bao gồm: Thông tin người dùng (là username hoặc mật khẩu liên kết với website và máy chủ), số cổng (chính là IP của thiết bị máy chủ dùng để thu thập thông tin website).
Tầm quan trọng của một Url chuẩn seo
Tối ưu cho url chuẩn seo để có một url dễ hiểu, dễ tiếp cận là một trong những bước cần thiết nhất để cải thiện thứ hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm.
Dù là đối với Google hay người dùng mạng, việc tiếp cận với một url thân thiện, dễ hiểu và dễ tiếp cận được thông tin ngay từ tên url sẽ đều được đánh giá cao hơn. Đây là một trong những yếu tố chính tạo nên một backlink chất lượng. Từ đó giúp trang web của bạn dễ được công cụ tìm kiếm nhận diện, cũng như tăng lượng truy cập cùng tỷ lệ chuyển đổi khả quan hơn.
Làm thế nào để tạo được một Url chuẩn Seo?
Url có chứa từ khóa seo
Đây là cách để nội dung của bạn dễ được Bot của Google nhận diện hơn. Url có chứa từ khóa sẽ giúp Google nhanh chóng hiểu được nội dung của bạn, đồng thời ưu tiên hiển thị trên bảng tìm kiếm.
Không đặt url quá dài
Thông thường, Url cần thể hiện được đủ nội dung của chủ đề, đồng thời càng ngắn gọn, súc tích thì càng tốt. Theo thống kê và nghiên cứu cho thấy số ký tự ưu tiên cho các trường hợp url cụ thể như sau:
- Url cho gmail: 59 ký tự
- Url cho blog: 76 ký tự
- Url của webmaster tool: 90 ký tự
Không dùng ký tự đặc biệt trong url
Việc dùng ký tự đặc biệt trong Url sẽ khiến Bot Google không hiểu được nội dung của bạn, từ đó không ưu tiên hiển thị trên các phiên tìm kiếm. Do đó, cách đặt url được khuyên dùng là dùng chữ không dấu và các từ trong url được ngăn cách bởi dấu gạch ngang “-”.

Url hạn chế dẫn đến nhiều thư mục con
Url chứa quá nhiều tên miền phụ và dẫn đến nhiều thư mục con là nguyên nhân chính khiến nó bị Google đánh dấu spam và không hề có lợi cho website chính. Bởi vậy, nên hạn chế thêm các subdomain trong url trong trường hợp không quá cần thiết.
Có thể thấy việc tối ưu url là vô cùng quan trọng để xây dựng một website hiệu quả và thân thiện với người dùng cũng như công cụ tìm kiếm. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan cần thiết để biết cách tạo url chuẩn seo và xây dựng một trang web phát triển bền vững. Hãy cho chúng tôi biết nếu bài viết này có ích với bạn, và để lại lời nhắn về kiến thức seo hay backlink mà bạn muốn Muabacklink.vn chia sẻ trong bài viết tiếp theo nhé.